Đó là chưa kể các loại rau với dư lượng thuốc bảo vệ thực vật rất cao như bồ ngót bán trên thị trường Hà Nội được "tắm" chất độc hại mà báo chí phát hiện. Ngoài ra, một lượng lớn rau quả nhập khẩu qua đường biên mậu cũng đầy rẫy các chất độc hại mà cho đến nay vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Sức khỏe người dân bị đe dọa bởi ăn cái gì cũng có nguy cơ nhiễm độc. Người dân lúng túng khi nguồn thực phẩm hằng ngày không được cơ quan nào đảm bảo chất lượng. Một số người dân có điều kiện ở Hà Nội nảy ra sáng kiến "độc": Cùng góp tiền về quê mua heo "sạch" để xẻ thịt chia nhau. Ngày 24-7, Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế thông báo kết quả kiểm nghiệm 7 mẫu bún tươi tại TP HCM, phát hiện tất cả đều chứa chất tẩy trắng Tinopal; 2/7 mẫu bún có chứa axít Oxalic - một chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm; 1 trong 7 mẫu bún có chứa chất bảo quản Natri Benzoat vượt giới hạn cho phép. Trước đó, ngày 18-7, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - ông Nguyễn Thanh Phong - cho biết tính đến ngày 30-6, toàn quốc ghi nhận 87 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.856 người mắc, 1.649 người nhập viện và 18 người tử vong. Cũng theo ông Nguyễn Thanh Phong, đã có 10.897 đoàn thanh tra, kiểm tra được thành lập từ Trung ương đến xã, phường, kiểm tra 199.794 cơ sở; phát hiện 41.785 nơi vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm (chiếm 20,9%); xử phạt hành chính 11.910 cơ sở… Kết quả xét nghiệm 16.530 mẫu thực phẩm cho thấy số mẫu không đạt yêu cầu là 2.982 (chiếm tỉ lệ 18,04%). Các số liệu đó cho thấy tình hình an toàn thực phẩm đang ở mức báo động. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định tình hình ngộ độc thực phẩm cấp tính diễn biến phức tạp ở cả bếp ăn tập thể, bữa ăn đông người, thức ăn đường phố và bếp ăn gia đình trên phạm vi cả nước. Trước tình hình đó, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng liên tục đề nghị UBND các tỉnh, TP khẩn cấp có các biện pháp để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân. Tuy nhiên, có vẻ tình hình khó chuyển biến khi các biện pháp kiểm tra, chế tài thực hiện trong nhiều năm qua vẫn thiếu hiệu quả. Ví dụ tại TP HCM, các cơ quan chức năng liên quan như Sở Y tế, Sở NN-PTNT, Sở Công Thương vẫn chưa "chịu nhau" về trách nhiệm trong những việc tưởng như rất rõ ràng về quản lý cấp giấy phép, kiểm tra… Nếu vẫn làm như kiểu cũ, ai cũng có trách nhiệm, ai cũng có chức năng thì tình hình an toàn thực phẩm chắc chắn ngày càng xấu đi. Cuối cùng thì người tiêu dùng gánh tất cả! |
Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013
Ăn gì cũng độc!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét