Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Guardiola bắt đầu đặt dấu ấn lên Bayern: Cẩn thận đấy, Pep!

 Bayern Munich đặt rất nhiều kỳ vọng vào Pep Guardiola, nhưng đó là những mục tiêu về chuyên môn thuần túy: Pep có nhiệm vụ giúp Bayern đá đẹp hơn, nhuần nhuyễn hơn, đa dạng hơn và “tiqui-taca hóa” hơn. Còn lại, cũng giống như bao HLV khác, những vấn đề ngoài chuyên môn vốn không phải việc của Pep, và nếu ông này quá sốt sắng trong việc can thiệp vào công tác tổ chức cũng như nhân sự ở Allianz Arena thì không khéo sẽ phải nhận hậu quả. 

  

 Pep Guardiola bắt các học trò “ăn hành” trên sân tập  
 Pep từng thích Neymar hơn Goetze  
 Pep muốn có Neymar từ 3 năm trước  
 Thiago cứ đến với Pep, Tello ở lại với Tito!  

Bài viết cung cấp độc quyền bởi



 Quyền lực hạn chế 

Kể từ ngày chính thức ngồi lên “ghế nóng” ở Bayern Munich đến nay, Pep Guardiola luôn nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ phía Ban Lãnh đạo đội bóng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng Pep sở hữu quyền lực tuyệt đối ở sân Allianz Arena. Trái lại là khác, bởi ngay từ khi hai bên còn đang thương lượng hợp đồng thì chiến lược gia người TBN đã phải thỏa hiệp ở không ít điều khoản. Trong một cuộc đàm phán diễn ra ở New York vào tháng 7/2012, Chủ tịch Bayern Karl – Heinz Rummenigge đã nói thẳng với Pep rằng Bayern luôn mở cửa tự do cho NHM vào theo dõi 1/2 số buổi tập luyện. Đây là một thông lệ không mấy phổ biến ở bên ngoài nước Đức, nhưng Pep buộc phải chấp nhận điều đó. Chưa hết, Pep cũng không có quyền đưa ắt ê kíp huấn luyện của mình đến Munich, giống như cách mà Louis Van Gaal từng làm khi mới nhậm chức HLV trưởng. Lúc đó, Pep cho Rummenigge biết rằng mình sẽ chỉ mang theo 3 công sự là HLV phó Domenec Torrent, chuyên gia phân tích đối thủ Carles Planchart và HLV thể lực Lorenzo Buenaventura. “ Nếu ông có những nhân viên giỏi, tôi sẽ làm việc với họ ” – Pep nói.

Rummenigge và Sammer sẽ không để Pep "tự tung tự tác"

Tất nhiên, so với Van Gaal hay Heynckes thì Pep cũng không phải là ngoại lệ. Để đảm bảo tính liên tục trong triết lý bóng đá cũng như công tác quản lý, Bayern vốn có truyền thống bổ nhiệm các cựu cầu thủ vào những vị trí điều hành CLB sau khi họ giải nghệ, và với kinh nghiệm cũng như mạng lưới quan hệ của mình thì không khó khăn gì để Rummenigge, Uli Hoeness hay trước đó là Franz Beckenbauer trở thành những “ông trùm” thực sự ở Allianz Arena. Hầu hết các HLV ở Bayern chỉ đóng vai trò chuyên môn thuần túy, và những người cầm “làm cách mạng” của CLB có thể nhìn vào tấm gương của Juergen Klinsmann: bị sa thải chỉ sau 10 tháng một phần vì tìm cách cải tạo toàn diện cơ sở vật chất của CLB, bao gồm cả việc… đặt một bức tượng Phật lên mái của phòng tập thể lực.

 Đầu bếp mới 

Nói thế để thấy, cuộc sống ở xứ Bavaria không phải chỉ toàn màu hồng. Đúng là Pep được cầm trong tay một trong những đạo quân thiện chiến nhất thế giới, ở một trong những đội bóng giàu nhất thế giới, nhưng nếu không cẩn trọng và có động thái “lấn sân” BLĐ thì Pep cũng sẽ không dễ sống. Mà có vẻ như những hành động ấy đang bắt đầu: dù từng tuyên bố chỉ cần mang theo 3 trợ lý vào năm ngoái, đến khi ra mắt Bayern thì ông lại giới thiệu thêm một người nữa (vốn không nằm trong kế hoạch nhân sự): Manuel Estiarte, cựu cầu thủ môn…bóng nước và từng giành HCV Olympic năm 1996. Đáng chú ý, vai trò của Estiarte cũng rất chung chung: không rõ chức danh cụ thể của ông này trong BHL là gì và chính Guardiola cũng chỉ nói rằng “ tôi muốn tận dụng kinh nghiệm của anh ấy từ những môn thể thao khác để giúp đỡ các cầu thủ ”.

Mona Nemmer - đầu bếp mới của Bayern

Chưa hết, bên cạnh việc đưa thêm người của mình vào BHL thì Guardiola cũng bắt đầu can thiệp vào khâu “bếp núc” của đội bóng theo đúng nghĩa đen. Ngày 7/7 vừa rồi, Bayern đã mời chuyên gia dinh dưỡng Mona Nemmer tham gia vào việc chuẩn bị khẩu phần ăn uống cho các cầu thủ. Nhiệm vụ của Nemmer là tư vấn chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho các cầu thủ, và trực tiếp nấu ăn cho “khách hàng” của mình nếu có yêu cầu. Thực ra, Nemmer vốn đã cộng tác với LĐBĐ Đức (DFB) suốt 5 năm trở lại đây và thỉnh thoảng cũng làm việc cùng bếp trưởng Holger Stromberg của ĐTQG, nên không có gì ngạc nhiên khi cô nhận được vô số lời khen từ các cầu thủ: Daniel Van Buyten bảo “ Bất kể cô ấy nói gì, tôi sẽ lắng nghe kỹ lưỡng ” còn Jan Kirchhoff thì nói “ Tôi rất ấn tượng với Mona vì phương pháp làm việc cởi mở, thân thiện của cô ấy ”. Tuy nhiên có một câu hỏi khác lại nảy sinh: tại sao Bayern phải cần đến Nemmer?

 Sự can thiệp của Pep? 

Người Đức vốn nổi tiếng với chế độ tập luyện, ăn uống thuộc hàng khoa học nhất thế giới. Bayern, nhà đương kim vô địch Bundesliga, thì càng không cần phải nói: dù chỉ thi đấu ở đó một giai đoạn ngắn, chân sút huyền thoại Mark Hughes từng lên tiếng khen ngợi công tác tổ chức của Bayern hết lời. Trong những năm gần đây, trung tâm tập luyện Sabener Strasse càng được hiện đại hóa hơn nữa và mọi nhu cầu của các cầu thủ đều được đáp ứng một cách hoàn hảo nhất, kể cả vấn đề ẩm thực. Từ trước đến nay, phụ trách khâu bếp núc ở Allianz Arena vẫn là siêu đầu bếp Alfons Schuhbeck, người từng xuất bản hơn 20 cuốn sách dạy nấu ăn, và là chủ sở hữu nhà hàng Sudtiroler Stuben nổi tiếng tại thành phố Munich. Nếu ai đó còn nghi ngờ trình độ nấu nướng cũng như lên khẩu phần của Schuhbeck thì có thể nhìn vào màn trình diễn của Mueller, Robben hay Ribery ở mùa giải 2012/13 vừa qua: các cầu thủ Bayern, dù phải chinh chiến trên 3 đấu trường, vẫn luôn đảm bảo đủ thể lực để đáp ứng cách đá pressing liên tục cực kỳ tốn sức của HLV Heynckes, và chắc chắn yếu tố ăn uống đóng góp một phần không nhỏ.

Năm nay Schuhbeck cũng mới có 64 tuổi, độ tuổi chưa quá già đối với một đầu bếp, và cũng chưa hề bộc lộ ý định về hưu, vậy thì ai đã đề xuất tuyển mộ Nemmer? Gần như chắc chắn đó là Guardiola, người đã tuyên bố rằng “ dinh dưỡng là một trong ba trụ cột quan trọng nhất đối với thể thao đỉnh cao ” cũng như khẳng định mong muốn tiếp tục cải thiện chế độ dinh dưỡng tại Bayern. Chưa vội bàn đến chuyện đúng sai, cứ tạm giả định rằng quan điểm của Pep là chính xác đi chăng nữa, thì hóa ra cách thức điều hành của Rummenigge, Hoeness hay Sammer bao năm nay là chưa tối ưu? Bao nhiêu nhân vật lão luyện ở Bayern đều rất hài lòng với những đóng góp của Schuhbeck, mà Pep lại chưa thỏa mãn? Nói chung, nếu vấn đề này không được xử lý khéo léo thì rất dễ nảy sinh mâu thuẫn (dù là nhỏ) giữa Pep với BLĐ Bayern. Mà vị HLV từng bị Ibrahimovic sỉ nhục hết lời (như chính Ibra tiết lộ trong tự truyện) thì có giỏi giao tiếp với BLĐ gì cho cam: Pep vốn chỉ quen làm việc trong một môi trường mà mọi ý kiến của mình là tối thượng, và đã bất đồng sâu sắc với Chủ tịch Sandro Rosell của Barca ngay sau khi ông này lên nắm quyền. Tốt nhất, Pep nên thu mình một chút thì hơn…

Cũng không có gì đáng ngạc nhiên nếu như Guardiola thực sự đóng vai trò “đầu mối” trong việc mời Nemmer cộng tác. Chiến lược gia người xứ Catalan vốn có quan hệ rộng rãi với giới chủ nhà hàng, khách sạn: ông từng đến dự lễ kỷ niệm 25 năm thành lập nhà hàng El Celler de Can Roca nổi tiếng ở Barcelona hồi tháng 4 năm nay. Đầu bếp lừng danh Ferran Adria, bếp trưởng nhà hàng El Bulli ở Costa Brava (khu du lịch hạng sang ở phía Đông Bắc TBN) và được đánh giá là người đã thay đổi hoàn toàn cách thức nấu ăn trên thế giới, cũng là một người bạn thân của Pep.

 Pep Guardiola bắt các học trò “ăn hành” trên sân tập  
 Pep từng thích Neymar hơn Goetze  
 Pep muốn có Neymar từ 3 năm trước  
 Thiago cứ đến với Pep, Tello ở lại với Tito!  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét